Mượn lời bài hát COME BACK TO SORIENTO: Về đây khi mái tóc còn xanh xanh... chợt thấy mình vô duyên với câu hát lạ! Vì từ 6.10 ra Hà Nội, giờ trở về "tóc bạc thêm mấy phần" nhưng béo đen như Lý Quỳ! Cũng may là sống với chú em Trọng theo kiểu lính, ngày ngày đều đều hai bữa cơm, thỉnh thoảng ăn cơm nguội! Cũng may là có nước mắm quê hương nhiều đạm, nuôi ta béo tốt từng ngày!
Về nhà thấy cu con bợm hơn trước, cu lớn chững chạc hơn! Và vợ thì mừng tíu tít! mới hay nhà là chốn bình yên!
Về nhà mới thấy ta mất đi thói quen cũ: ăn cơm xem ti vi!
Về nhà, thấy trời nóng hơn nhưng dễ chịu hơn không khí ở Hà Nội. Từ lúc qua đèo Hải Vân, tự dưng mũi không còn sụt sịt. Hình như mình chỉ cần ngửi không khí quê biển là thấy khoẻ hơn mấy phần. Mới thấy hôm trước cãi GS. Nguyễn Đăng Mạnh là đúng: thầy bảo Xuân Diệu cứ khen gió nồm Quy Nhơn, còn thầy thấy thường thôi! Mình bảo ngay: Xuân Diệu nói đúng, không sai, Quy Nhơn nóng nhưng có gió biển làm dịu hẳn, người không nhớp nháp mồ hôi như đất Hà Nội hay Sài Gòn. Ừ! Có ở biển lâu mới cảm nhận hết hương vị biển!
Về nhà, chợt lẩm nhẩm hát: Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ... Tối qua, trên tàu nhìn xuyên màn đêm, thấy vầng trăng lá lan mồng 5 mong manh nơi cuối trời...
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2007
Come back to my family!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài hát "Trở về SORIENTO " này rất nổi tiếng . Vào những năm 60 thế kỷ trước nó là klhúc ca cửa miệng của lớp trẻ. Một cây ghi ta, vài củ sắn lùi, bên dống lửa bập bùng trong rừng đêm lành lạnh và dĩ nhiên dăm ba bạn trẻ với "Trở về SORIENTO " là thành thiên đường của lãng mạn rồi đó.Có bạn thuộc cả lời tiếng Ý, tiếng Pháp . Nhưng cái hồn nó lại chính là giai điệu .
Trả lờiXóa.
.
Bạn vừa nhắc đến Trần Mạnh Hảo à. Đó là hiện tượng của Văn học VN ta đó. Hãy theo dõi xem những nét chấm phá trong bức tranh đương đại của Văn học ta với Trần Mạnh Hảo nhé !
Xuân Diệu là nhà thơ trữ tình lớn, nhưng rất tiếc do căn bệnh " Gốc cũ càng cháy trụi bao nhiêu thì mầm non càng mọc mạnh bấy nhiêu!". Chính căn bệnh này nó đã làm Xuân Diệu suyt đánh mất mình.
Đã có một thời ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu mọc nhiều gai bọn mình không nhá được.Với mình Xuân Diệu để lại cho hậu thế gia tài có giá trị chủ yếu là những sáng tác trước 1945 (trừ bài thơ Biển)
" Muốn là người giảng dậy văn chứ không là người dậy môn văn"
Văn học là nhân học. Sách văn chương là sách dạy làm người. Nhưng mà xưa kia các cụ nói : Hình nhân như hình tự " - hình chữ như hình người. "tự" ở đây hiểu là chữ Nho, mà chữ Nho ngày xưa thì nay ta hiểu là văn đó. Vậy Văn học là Nhân học hiểu đúng nghĩa thì phải làm cho rõ chữ Nhân đã.
Hẹn gặp lại dịp khác.
Chào bạn.
KH
Bài hát "Trở về SORIENTO " này rất nổi tiếng . Vào những năm 60 thế kỷ trước nó là klhúc ca cửa miệng của lớp trẻ. Một cây ghi ta, vài củ sắn lùi, bên dống lửa bập bùng trong rừng đêm lành lạnh và dĩ nhiên dăm ba bạn trẻ với "Trở về SORIENTO " là thành thiên đường của lãng mạn rồi đó.Có bạn thuộc cả lời tiếng Ý, tiếng Pháp . Nhưng cái hồn nó lại chính là giai điệu .
Trả lờiXóa.
.
Bạn vừa nhắc đến Trần Mạnh Hảo à. Đó là hiện tượng của Văn học VN ta đó. Hãy theo dõi xem những nét chấm phá trong bức tranh đương đại của Văn học ta với Trần Mạnh Hảo nhé !
Xuân Diệu là nhà thơ trữ tình lớn, nhưng rất tiếc do căn bệnh " Gốc cũ càng cháy trụi bao nhiêu thì mầm non càng mọc mạnh bấy nhiêu!". Chính căn bệnh này nó đã làm Xuân Diệu suyt đánh mất mình.
Đã có một thời ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu mọc nhiều gai bọn mình không nhá được.Với mình Xuân Diệu để lại cho hậu thế gia tài có giá trị chủ yếu là những sáng tác trước 1945 (trừ bài thơ Biển)
" Muốn là người giảng dậy văn chứ không là người dậy môn văn"
Văn học là nhân học. Sách văn chương là sách dạy làm người. Nhưng mà xưa kia các cụ nói : Hình nhân như hình tự " - hình chữ như hình người. "tự" ở đây hiểu là chữ Nho, mà chữ Nho ngày xưa thì nay ta hiểu là văn đó. Vậy Văn học là Nhân học hiểu đúng nghĩa thì phải làm cho rõ chữ Nhân đã.
Hẹn gặp lại dịp khác.
Chào bạn.
KH
.