Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008

Cháu học giỏi




Năm nay, các cháu Trần Hữu Đức Uy, Trần Hữu Thiên Lương vẫn là học sinh giỏi. Thêm cháu Trần Hữu Hải Đăng lần đầu tiên đạt học sinh giỏi. Các cháu báo công cho Bà Nội. Nội cười vui mừng các cháu phải không?

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008

À ơi cậu bé mơ tiên...

Tặng MAT.
"À ơi cậu bé mơ tiên"*
Tìm đâu cho thấy một miền Thiên Thai?
Một mai... ai nỡ bỏ ai
Còn chàng lãng tử mơ hoài dáng xinh
Một mai lại chỉ một mình
Một tình chôn giấu một mình mình thương
Cõi đời lắm nỗi vô thường
Cớ sao lòng lại chỉ thương một người?
Bây giờ hát khúc "à ơi!"
Một mai hát khúc ru đời chông chênh
Một mai một bóng một hình
Một đi một nhớ một tình... một mai...
28.5.2008
T.H.N
* Lời của MAT

Bù khú




Với anh em văn nghệ:
1. Lê Hoài Lương - Đào Quý Thạnh
2. Duy Quyên - Trần Như Luận - Lê Bá Duy
3. Đào viết Bửu - Trần Văn Bạn
4. Bạn - Lương
5. Đặng Quốc Khánh - Vũ Đình Thung
6. Nam - Quyên

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Mục lục bài viết trên ngoisaoblog - Lãng tử Trần Nam

Trang web của tôi
  1. Ngày đã sang...
  2. Tóm tắt bài giảng "Viếng lăng Bác"
  3. Hãy để cho tôi tin...
  4. Một tháng...
  5. VỢ NHẶT (Kim Lân) - tiếp theo
  6. Tháng 5!
  7. Tuyệt vời Huỳnh Anh Vũ
  8. Đêm xa Hà Nội
  9. MẸ ƠI!
  10. Dạy thêm ...cho con
  11. Góp ý về chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ Văn
  12. Lại sắp một ngày Cá tháng Tư
  13. Nhắn gửi anh em ta
  14. Suy nghĩ trước thềm Đại hội VHNT tỉnh Bình Định
  15. Bài văn toát mồ hôi lạnh!
  16. Cảm nhận SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M.Sôlôkhôp)
  17. Đơn giản là ngày 8-3
  18. Cảm nhận: En-xa ngồi trước gương" (L.Agaron)
  19. Chiếc thuyền ngoài xa – con người trần trụi đời thường:
  20. Tiểu Lãng Tử và Tiểu Tử Tà
  21. Những chuyện quậy của Tiểu Tử Tà
  22. Băn khoăn Giá - Lương - Tiền!!!
  23. Công Nông đi về đâu?
  24. Nhớ cu Cún
  25. Bình thơ : TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC của Hàn Mặc Tử
  26. Này thì xích lô...
  27. Quy Nhơn ngày trở lại
  28. Thơ nhân Valentine's Day
  29. Ấn tượng ngày Tết
  30. Còn thương rau đắng mọc sau hè
  31. Post lại phim sao mà khó thế!
  32. Viết cho mái nhà mình
  33. Xuân này dành cho Mẹ
  34. Hãi các bác nhà báo!!!
  35. Trở lại trường
  36. Ngày tháng nào đã ra đi...
  37. Thú chơi thơ của người xưa
  38. Ngựa hoang nào giẫm nát tơi bời...
  39. Hà Nội mùa này ...mưa
  40. Đi vắng một thời gian
  41. Rảnh quá...
  42. Bài chòi Bình Định
  43. Bài vè các loại bông xứ Nẫu
  44. Viết cho những ngày đã qua...
  45. Post phim lên ngoisaoblog?
  46. Xin cho hai chữ bình an
  47. Bài vè các loại cá xứ Nẫu
  48. Thư nhà
  49. Thứ Bảy
  50. Hà nội mưa đông
  51. Những ngày cuối năm
  52. Thơ ngày Giáng Sinh
  53. Merry Christmas
  54. Mùa bình an!
  55. Hà Nội mùa đông
  56. Thư mục văn học THPT
  57. Bình giảng: NÚI ĐÔI (Vũ Cao)
  58. Nỗi lòng nhà giáo - chuyện dài nhiều tập
  59. Suy ngẫm từ “Gửi em – cô thanh niên xung phong” (Phạm Tiến Duật)
  60. Tin buồn nhân đôi
  61. Món ăn bình dân Quy Nhơn
  62. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai...
  63. Thầy lang
  64. Chuyển tải ngoisaoblog sang Yahoo Mash!
  65. Ai mê Robertino Loreti?
  66. Lại sắp bão!
  67. Thương quá con tôi!
  68. Ấm áp gia đình
  69. Cảm nhận "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải)
  70. Ngậm ngùi Ngày Nhà giáo
  71. Chúc mừng Ngôi Sao Blog thôi nôi!
  72. Mưa...nặng trĩu lòng!
  73. Bài hát cho Mẹ
  74. Chợt thấy mình nhỏ bé
  75. Đường xa ướt mưa
  76. BÔNG HỒNG TẶNG MẸ!
  77. Có đôi khi...
  78. Con đã lớn!
  79. 10 giây
  80. Đối mặt!?
  81. Kỷ niệm ngày sinh Hàn Mặc Tử
  82. Vĩnh biệt Pavarotti
  83. Đồng Đội - một thời...
  84. Ngày khai trường
  85. Thay đổi
  86. Lang thang ký
  87. BIỂN
  88. Chuẩn mực ngôn từ trên ngoisaoblog
  89. Mừng sự phát triển của ngoisaoblog!
  90. Lời cáo lỗi cùng bạn bè blog!
  91. Vợ nhặt của Kim Lân
  92. Vĩnh biệt nhà văn Kim Lân
  93. Cầm hoà - chưa biết điều gì sẽ đến!
  94. Tiến lên Việt Nam!
  95. Có một Hà Nội
  96. Kỷ niệm Thâm Tâm
  97. Vua và em
  98. Vài cảm nhận về "Một con người ra đời" (M.Gorki)
  99. Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử
  100. Bình thơ: CHUỖI CƯỜM THI CA
  101. Viết về Mẹ
  102. Buồn!
  103. Lang thang
  104. Lại chuyện học Cao
  105. Tạm quên Lãng Tử!
  106. Lão Lười
  107. Tóc bạc
  108. Lại blog online!
  109. Viết tay rồi gửi...!
  110. Đọc Hàn Mặc Tử
  111. Bình thơ: HẠT BUỒN RƠI (Đặng Quốc Khánh)
  112. Hành trình đến cùng Hàn Mặc Tử
  113. Bình thơ: KHÚC TỪ BIỆT của Nguyễn Sĩ Đại
  114. Lại tỏ tình...rúng động!
  115. Hồi ức Thủy tinh, những trang viết nghẹn lòng
  116. Ngày cuối tuần
  117. Tiếu lâm đỡ buồn
  118. Hà Nội mưa
  119. Tiếp thị ... lừa!
  120. Mưa phùn Hà Nội
  121. Tin nhắn của Minh Hội và lời chúc của Lãng Tử
  122. Đêm qua không biết làm gì...!
  123. Hôm nay ngày 9 tháng 3...
  124. Lời cảm ơn ngoisaoblog và các bạn!
  125. Cơm nhà!
  126. Ghi nhanh ngày thơ ở Bình Định (buổi chiều)
  127. Ngày Thơ Việt Nam tại Bình Định lần thứ 5
  128. Bún Quy Nhơn
  129. Lời thương mến
  130. Quê tôi Cảnh Vân
  131. Lời chào bè bạn
  132. CLB Văn học Xuân Diệu gặp mặt đầu năm
  133. Tượng Quang Trung bằng đồng
  134. Trăng - Hàn
  135. Chúc mừng Blog Ngôi Sao trở lại
  136. Chúc Tết Đinh Hợi
  137. Bình Định 1935
  138. Khơi nguồn Thạch Lam
  139. Hà Nội - ngày cuối cùng năm Tuất
  140. Sợ Vợ!
  141. "Khìn khìn!"
  142. Rong chơi trên cánh đồng văn học
  143. Những cuốn truyện...
  144. Tết sắp đến rồi!
  145. Cầu mong tôi hoa mắt
  146. Hãy ủng hộ blog của Xương Thủy tinh!
  147. Chạm mặt nỗi buồn
  148. Từ Hoàng Hạc lâu đến thơ Việt
  149. Ông Quách Tuấn Ngọc bị đâm trọng thương
  150. Tản mạn thôn Vỹ
  151. Net - trăn trở...
  152. Tâm sự ngắn
  153. Chuyện lạ: tìm mộ liệt sĩ (kỳ 2)
  154. Chuyện lạ: tìm mộ liệt sĩ!
  155. Cuộc chơi blog và kẻ ham vui!
  156. Viết cho bạn
  157. Thời gian
  158. Thơ phổ nhạc
  159. Tản mạn về ca từ tôi thích
  160. Hài hước dạo phố
  161. Giảng bài online
  162. Biển nhớ - Nhớ biển
  163. Mưa
  164. Cảm nhận MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà)
  165. Quê mẹ
  166. Tin nhà
  167. Về miền Trung!
  168. Mở cửa ra nào...!
  169. Nỗi buồn Cao học
  170. Nghe câu ba lý tang tình...
  171. Vô cảm?
  172. Bài toán với đáp số ẩn (kết)
  173. Bài toán với đáp số ẩn (tiếp)
  174. Bài toán với đáp số ẩn - NGƯT Trương Tham
  175. Cảm nhận đoạn trích "Hai cây phong"
  176. Hoạ thơ cùng shanshan
  177. Gặp gỡ giữa Thủ đô
  178. NGƯỜI THẮP LỬA MÔN VĂN
  179. Ngày đầu năm (thơ)
  180. Lời tâm sự đầu năm
  181. Hài hước về nickname Lãng tử
  182. Cảm nhận đoạn trích TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)
  183. Cảm nhận TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
  184. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUÔI CÙNG (bài học sinh)
  185. Cảm nhận CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
  186. Cảm nhận CÔ BÉ BÁN DIÊM
  187. Thư giãn cuối tuần: Noel sớm!
  188. CHIA SẺ hay CHIA XẺ?
  189. Tiểu thương Quy Nhơn phẫn nộ
  190. Núi Thơm quê tôi
  191. Kỷ niệm ngày viếng Xuân Diệu
  192. Nhớ con
  193. Chợ Lớn Quy Nhơn - kinh hoàng bão lửa
  194. Viếng mộ Xuân Diệu
  195. Cháy Chợ Lớn Quy Nhơn
  196. TIẾNG BÌNH ĐỊNH (thơ)
  197. Văn nghệ sĩ Bến Tre sau bão Durian
  198. Nhớ Câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu
  199. BIỂN NGOÀI KIA XANH NGẮT ĐẾN NAO LÒNG (thơ)
  200. Kinh nghiệm chuyển mã tiếng Việt nhanh
  201. Thư giãn mùa Giáng sinh
  202. Một câu chuyện về Bác Hồ đáng suy ngẫm
  203. Phân tích "Tiếng hát con tàu" - Chế Lan Viên
  204. Gửi lòng về Quy Nhơn - Nhơn Hội
  205. Lời nhắn cho những người thích đùa
  206. Thầy trò lớp Văn
  207. Bất thường hài hước từ những điểm chọn!
  208. Tản mạn cùng RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành
  209. Trao đổi: 9X, em là ai?
  210. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai - Vũ Bằng (2)
  211. Tản mạn cùng Thương Nhớ Mười Hai - Vũ Bằng(1)
  212. Đến với bài thơ hay
  213. Bình thơ: Tây Tiến - Quang Dũng
  214. Bình giảng: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
  215. Để viết một bài luận hiện nay
  216. Bình thơ: Giọt lệ nàng Vân - Đặng Quốc Khánh
  217. Kỷ niệm một lần trả lời phỏng vấn (2)
  218. Kỷ niệm một lần trả lời phỏng vấn (1)
  219. Mẹ Xuân Thạnh(thơ)
  220. Hà Nội sương mù
  221. Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du - Tố Hữu
  222. Hỏi - đáp môn Văn
  223. Bình giảng: Nỗi lòng Nguyễn Trãi
  224. Hình tượng cô Tấm
  225. Cảm nhận: Vẻ đẹp Đam Săn
  226. Xem VTC trên mạng!
  227. Nỗi đau sau bão
  228. Kỳ 2: Tôi dạy thêm
  229. Tôi học thêm - dạy thêm!
  230. Dạy thêm - Học thêm?
  231. Tiếng cười trong truyện dân gian
  232. Tiếng cười trong ca dao
  233. Ý kiến: Forum và chat
  234. Miền Trung lại bão
  235. Nhớ nhà!
  236. Lời thương nhớ (thơ)
  237. Mùa thu Hà Nội sắp xa (thơ)
  238. Ký ức (thơ)
  239. Một ngày bình thường (thơ)
  240. Bài hát cho em (thơ)
  241. Hài hước cuối tuần!
  242. Dạy và học môn Văn
  243. Phiếm đàm chuyện học Văn con trẻ
  244. Bình NHỮNG GIỌT LỆ (Hàn Mặc Tử)
  245. Cảm nhận: Lê Vân - nghệ sĩ và đời thực
  246. Một bài viết của Lê Hoài Lương
  247. Một thoáng Hà Nội
  248. Cảm nhận truyền thuyết "Mị Châu - Trọng Thủy"
  249. Bình thơ: Sóng - Xuân Quỳnh
  250. Ngày xửa ngày xưa!
  251. Bút ký: Quy Nhơn - những con đường
  252. Bút ký: Hoài niệm Hương Sơn
  253. Một thoáng Đà Lạt
  254. Tình nghĩa trong ca dao
  255. Giá trị nhân văn trong ca dao – dân ca
  256. Đọc sách
  257. Phân tích: Mẹ Tơm - Tố Hữu
  258. Hồn thơ lục bát
  259. Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn
  260. Truyện ngắn: Học trò nhà quê
  261. Văn học và nhà trường
  262. Phân tích: Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du
  263. Bình giảng: Việt Bắc - Tố Hữu
  264. Bình giảng ca dao 2
  265. Bài bình ca dao
  266. Bình thơ: Tương tư, chiều - Xuân Diệu
  267. Phân tích: Chí Phèo - Nam Cao
  268. Qui Nhơn 98 (thơ)
  269. Hoài niệm (thơ)
  270. Romantic (thơ)
  271. Lời ngỏ với các em học sinh
  272. Lên Qui Hoà nhớ Hàn Mặc Tử (thơ)
  273. Qui Nhơn và tôi (thơ)
  274. Hẹn với thơ
  275. Nghe hát trên dòng Hậu Giang (thơ)
  276. Qui Nhơn (thơ)
  277. Qui Nhơn trong tôi (thơ)
  278. Bình thơ: Chuỗi cười - Hàn Mặc Tử
  279. Đọc thơ Khổng Vĩnh Nguyên
  280. Cảm nhận: Lão Hạc - Nam Cao
  281. Cảm nhận: Đời thừa - Nam Cao
  282. Cảm nhận: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
  283. Cảm nhận: Hai đứa trẻ- Thạch Lam
  284. Cảm nhận: NHỮNG CHÂN DUNG BIẾM HOẠ
  285. Bình thơ : Đàn Ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
  286. Cảm nhận: Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
  287. Cảm nhận: Thơ Phan Bội Châu
  288. Bình thơ: Tống biệt hành (Thâm Tâm)
  289. Bình thơ: Biển (Xuân Diệu)
  290. Tản mạn: Cảm xúc Qui Nhơn mưa

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

Bông hồng trắng

Ngày của Mẹ năm nay con không còn được nói cho Mẹ nghe những lời thương yêu. Con lại nhớ những ngày cuối cùng bên Mẹ, ngồi nghe đài FM Bình Định hát bài Bông hồng cài áo mà nước mắt cứ trào ra. Năm nay, con đã phải cài lên Bông hồng trắng.
Ngày mai là ngày của Mẹ - Mothers Day, con sẽ hát cho mình bài hát Bông hồng cài áo. Bông hồng của con bây giờ là màu trắng, nhưng lòng con có bao giờ Mẹ chia xa?
BÔNG HỒNG CÀI ÁO
Nhất Hạnh
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ 
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi. 

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi... 

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi 
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức : 

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận. 

Công cha như núi Thái sơn, 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương. 

Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước. 

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. 

Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. 

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!" 

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng. 

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. 

Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa! 

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ. 

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. 

Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. 

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi. 

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ. 

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

Nhất Hạnh (1962)


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008

Cu Út nhà bác Ba




Bác nói như đinh đóng cột: Chắcchắn là con gái! Ai dè ra một thằng cu dễ ghét như thế này đây! Thím còn phải thích!!!